4 Điều Kiện Quan Trọng Trong Điều Dưỡng Kinh Lạc – Phần 1: Không Khí

Otto Warburg là người đầu tiên phát hiện “tế bào ung thư được sản sinh do cơ thể thiếu oxy”. Phát hiện này đã đem lại cho ông giải Nobel y học năm 1931. Tuy không khí và nước là hai vật chất cơ bản nhất trong tổ chức cơ thể người, nhưng trong công tác chăm sóc sức khỏe, nhiều người chị quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng mà quên đi tầm quan trọng của hô hấp và lượng nước.

Không khí rất quan trọng trong điều dưỡng kinh lạc

 

Thiếu oxy gây nên nhiều chứng bệnh

Trên thực tế, các chứng uể oải, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, căng đầu, nặng đầu, mất ngủ, buồn nôn, táo bón, khô miệng, ngứa mũi, mất tập trung, tăng huyết áp hay hồi hộp đều do thiếu oxy gây nên. Khi gặp những trường hợp trên, bạn nên đến ngay các nơi có không khí trong lành để luyện tập hô hấp sâu bằng bụng nhằm hồi phục sức khỏe.

Trung Y cho rằng, sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể con người sẽ gây ra nhiều chứng bệnh. Tiếc rằng trong đô thị hiện đại, do mặt đường bị tráng nhựa nên lượng điện tích âm phóng ra từ mặt đất ngày càng giảm còn lượng điện tích dương sinh ra từ các thiết bị điện tử như tivi, máy vi tính … ngày càng tăng. Nếu thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị này, con người sẽ bị mệt mỏi, bực bội, cáu gắt, mất ngủ, mơ nhiều, viêm họng … Muốn cơ thể bổ sung điện tích âm, con người nên đi chân trần trên mặt đất. Những bệnh nhân bị cao huyết áp, tim mạch hay ung thư nên kiên trì đi chân trần trên cỏ hoặc đá cuội 30 phút mỗi ngày để cải thiện sức khỏe.

 

Hấp thụ nguyên khí từ thiên nhiên

 

Cổ nhân dạy con người luôn phải cân bằng âm dương để trường thọ

Trong vũ trụ, trời đất, vạn vật đều có mối tương quan mật thiết và kỳ diệu. Thiên nhiên luôn tiềm ẩn một nguồn năng lương to lớn, ảnh hưởng đến sự sinh tồn của con người. Mặt đất là nơi hội tụ nguồn năng lượng đó. Cho nên, đi chân trần trên mặt đất hay bãi cỏ, các điện tích dương (hỏa khí) tích tụ trong cơ thể con người sẽ được phóng thích. Đây là một trong những lý do khiến các đứa trẻ lớn lên ở nông thôn khỏe mạnh hơn những đứa trẻ được bao bọc kỹ ở thành phố.

Nói tóm lại, việc điều dưỡng giữa thiên nhiên bao giờ cũng tốt hơn nhiều so với thở oxy trong bệnh viện. Nhưng thông thường, đa số chúng ta không hấp thu đủ lượng oxy cần thiết cho cơ thể, chúng ta chỉ hô hấp bằng lồng ngực nên hơi thở ngắn và nông. Bởi thế, nếu muốn tăng cường chức năng của phổi, ta phải luyện tập hô hấp sâu.

 

Luyện tập hô hấp sâu

 

Cách hô hấp sâu là hít sâu xuống bụng (phình bụng ra) và thở ra từ từ (xẹp bụng xuống)

Hô hấp sâu có 3 lợi ích: tăng hàm lượng oxy trong phổi lên mức bão hòa, nâng cao chức năng bài tiết chất độc của hệ bạch huyết và giải tỏa căng thẳng. Nhìn từ góc độ dưỡng sinh, hô hấp sâu là cách trút bỏ áp lực hữu hiệu. Khi căng thẳng hay hồi hộp, hô hấp sâu và chậm sẽ giúp bạn lấy lại bình tĩnh để thể hiện khả năng của mình.

Ngoài ra, hô hấp sâu còn trị được chứng mất ngủ, hư thận … Khi cơ bụng liên tục hoạt động, tình trạng lưu thông máu trong các tĩnh mạch ở vùng này cũng được cải thiện. Do đó, có thể nói hô hấp sâu là một trong những cách điều dưỡng tim, phổi tốt nhất. Đây cũng là nền tảng để kinh mạch, khí huyết vận hành thông suốt.

 

Sau đây là những nguyên tắc cần ghi nhớ:

 

Mọi lúc, mọi nơi hít thở sâu.

Mệt mỏi uể oải hít thở sâu.

Mất ngủ càng nên hít thở sâu.

Đi xe, ngồi văn phòng cũng hít thở sâu.

(còn tiếp)

Theo “Cẩm Nang Dưỡng Sinh Thông Kinh Lạc”